Những lưu ý khi hâm nóng bằng lò vi sóng mà bạn cần biết

Đăng lúc: 09/02/2022

1. Những dụng cụ có thể cho vào lò vi sóng  

Chén dĩa được làm bằng thuỷ tinh hoặc gốm sứ: Đây là những dụng cụ được khuyến khích sử dụng nhất vì có chất liệu chịu được nhiệt tốt. Thuỷ tinh và gốm sứ có độ bền tốt trong môi trường nóng, đảm bảo an toàn khi chứa đựng thức ăn

Nhựa chuyên dụng: Bạn cũng có thể sử dụng vật dụng bằng nhựa để đựng thức ăn nhưng để đảm bảo an toàn, bạn nên mua những vật bằng nhựa được thiết kế chuyên dụng dành cho lò vi sóng hoặc lò nướng.

Màng bọc thực phẩm chuyên dụng: Những màng bọc thông thường thì đa số đều rất mỏng, chỉ phù hợp để bảo quản thức ăn bên ngoài. Còn nếu sử dụng nó trong lò vi sóng thì rất dễ bị cháy, làm hỏng đồ ăn và còn có thể gây cháy nổ. Vì vậy, bạn phải lựa mua những màng bọc chuyên dụng ở những cửa hàng uy tín và nó phải dùng được trong lò.

Lưu ý: Bạn không được đựng thức ăn vào vật dụng được làm bằng kim loại hoặc có hoạ tiết, hoa văn bằng kim loại vì nó có thể gây ra tia lửa cháy nổ.

2. Những thực phẩm không nên cho vào lò vi sóng

  • Trứng nguyên quả: Dung dịch bên trong trứng không chịu được nhiệt lớn, khi đạt áp suất cao mà không có lỗ thoát hơi thì trứng dễ bị vỡ và nổ tung trong lò gây nguy hiểm
  • Trái cây: Dường như trái cây sẽ bị mất hết chất dinh dưỡng vốn có của nó nếu bị đưa vào lò vi sóng. Đặc biệt là bạn không nên cho nho vào lò vi sóng, dù là nho tươi hay nho khô bởi nho sẽ bị nổ tung và thải ra khí Plasma làm hỏng lò.
  • Nước hoặc những món ăn có nhiều nước: Bạn không nên đun nước hoặc hâm các món canh trong lò vì khi lấy ra, bọt nước mới hình thành và bắn lên tay bạn và gây bỏng.
  • Các loại rau củ đặc: Các loại rau củ như khoai, bí… khi gia nhiệt trong lò vi sóng có thể phát nổ vì không có chỗ thoát hơi.
  • Bánh mì: Bánh mì sẽ bị khô, cứng và mất hết vị ngon khi đưa vào trong lò
  • Động vật có vỏ cứng: Các loại tôm, cua, ghẹ, ốc,...khi được hâm nóng trong lò sẽ gây ra mùi khó chịu và chất thịt bị khô lại, mất hết chất dinh dưỡng và vị ngon của nó.
  • Nước sốt cà chua: Khi quá nóng, sốt có thể bị bắn tung toé ra xung quanh lò gây bẩn lò.

3. Những điều cần nhớ khi hâm thức ăn trong lò vi sóng

Bạn hãy bật chế độ hâm nóng ở nhiệt độ cao khi cho thức ăn vào lò trong thời gian khoảng 1 phút. Sau đó dùng đũa đảo đều thức ăn và nấu tiếp đến khi thức ăn đủ nóng. Mỗi loại thức ăn thì sẽ có mức thời gian, nhiệt độ hâm nấu thích hợp. Bạn có thể tham khảo những thông tin trên sách hướng dẫn sử dụng lò vi sóng để chọn chế độ và đặt thời gian, nhiệt độ phù hợp.


 

Nếu bạn muốn cho các loại rau củ vào lò thì hãy cắt nhỏ hoặc đâm những lỗ nhỏ trên bề mặt để cho khí thoát hơi, tránh gây nổ. Những thức ăn lỏng như sữa, cháo, súp… phải được chứa trong vật dụng có miệng rộng, mặt thoáng như tô, chén và chiều cao của thành phải cao hơn lượng chất lỏng để tránh tình trạng trào ra khoang lò.

Khi lấy thức ăn ra khỏi lò, bạn phải mang găng tay hoặc dùng khăn vải vì lò vi sóng sẽ tác động một lượng nhiệt lớn khiến vật đựng thức ăn rất nóng, dễ gây bỏng.

 

Dưới đây là một số những lưu ý khi hâm thức ăn bằng lò vi sóng mà bạn cần biết. Hy vọng những chia sẻ dưới đây của Bếp Tia Chớp Xanh sẽ hữu ích với bạn. Hiện nay, các cửa hàng của chúng tôi vẫn đang cung cấp những sản phẩm lò vi sóng cao cấp với mức giá vô cùng ưu đãi, hãy liên hệ ngay để được tư vấn nhé!

>>>Tìm hiểu thêm: 

Cách rã đông bằng lò vi sóng mà bạn cần biết

Những nguyên tắc vàng khi mua thiết bị nhà bếp nhập khẩu


 

Third slide