​​​​​​​Các thực phẩm không nên hâm nóng bằng lò vi sóng?

Đăng lúc: 07/10/2021

Không nên cho Trứng vào lò vi sóng để hâm nóng

Đứng đầu bảng mà đa số các gia đình gặp phải là Trứng. Theo rất nhiều nghiên cứu và thực nghiệm cho thấy, hâm nóng món trứng vừa nấu xong không lâu trước đó ở nhiệt độ phòng cũng có thể gây nguy hiểm.

Vì vậy, bạn không nên cho trứng hoặc các món có chứa trứng ra khỏi tủ lạnh quá hai giờ hoặc hơn một giờ nếu thời tiết nóng. Vi khuẩn như salmonella có thể sản sinh rất nhanh trong các món trứng và gây ra ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng.

Một lưu ý là bạn tuyệt đối không nên luộc trứng bằng lò vi sóng vì áp suất lò sẽ làm nổ trứng gây nên nguy hiểm cho bạn và người thân trong gia đình bạn.

Cơm

Gạo rất giàu vitamin, khoáng chất và axit amin, nhưng nó cũng chứa các bào tử vi khuẩn tồn tại ngay cả sau khi nấu chín. Cơm chỉ nên ăn ngay sau khi nấu. Bảo quản cơm trong tủ lạnh sau đó hâm nóng lại sẽ biến các bào tử gạo thành chất gây hại cho dạ dày. Các bào tử này sản sinh ra vi khuẩn và làm người ăn cảm thấy buồn nôn hoặc đổ bệnh.

Nếu để cơm ở nhiệt độ phòng trong hơn 3 tiếng, vi khuẩn sẽ sinh sôi và có thể gây ngộ độc thực phẩm. Hâm nóng không giải quyết được vấn đề, vì vậy tốt hơn hết bạn nên ăn cơm ngay lập tức hoặc cho vào tủ lạnh trong vòng 1 giờ sau khi nấu và giữ ở đó cho đến ngày hôm sau.

Sữa mẹ hoặc thức ăn cho bé

Nhiều bà mẹ thường đông lạnh và bảo quản sữa của họ để sử dụng sau này. Điều này rất tốt, miễn là không hâm nóng trong lò vi sóng.

Tương tự như việc làm nóng đĩa thức ăn không đều, hâm sữa trong lò vi sóng cũng có thể làm bình sữa mẹ nóng không đều, tạo ra "điểm nóng" và có thể gây bỏng nặng miệng và cổ họng của trẻ. Thậm chí còn gây nguy cơ bị ung thư khi đặt bình nhựa trong lò vi sóng.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo sữa mẹ và sữa công thức nên được rã đông và hâm nóng bằng cách đun cách thủy hoặc sử dụng máy hâm nóng riêng.

Thịt đông lạnh

Thịt là loại thực phẩm khó rã đông nhất vì thời gian rã đông lâu khiến bên ngoài và các cạnh của miếng thịt chín trong khi phần bên trong vẫn đông đá. Khi nhiệt độ đạt từ 4.5 tới 60 độ, vi khuẩn trong thịt bắt đầu phát triển và sinh sôi. Nếu không được nấu ngay, miếng thịt sẽ nhanh bị ôi thiu. Các nghiên cứu của Nhật Bản cho thấy, thịt nấu hơn 6 phút trong lò vi sóng có thể làm mất một nửa lượng vitamin B12 có trong nó. Cách tốt nhất để rã đông thịt là để trong tủ lạnh rã đông qua đêm hoặc rã đông dưới vòi nước lạnh đang chảy.

Các loại thức ăn chiên rán

Các loại dầu khác nhau sẽ có khả năng chịu nhiệt khác nhau. Việc làm nóng dầu quá mức nhiệt độ an toàn sẽ tạo ra khói độc. Thức ăn nhiều dầu mỡ không nên hâm nóng lại bằng lò vi sóng vì nhiệt độ cao có thể khiến dầu bốc khói và tạo ra các độc tố nguy hiểm. Tốt nhất không nên hâm lại những loại thức ăn này hoặc chỉ nên hâm lại ở mức nhiệt độ thật thấp và chậm.

Các loại nước sốt

Các loại nước sốt khi hâm trong lò vi sóng ở nhiệt độ cao các phân tử nước sẽ bị giãn nở và bắn tung tóe khắp lò rất mất vệ sinh và có nguy cơ gây bỏng rất cao vì vậy các loại nước sốt bạn không nên sử dụng trong lò vi sóng để đảm bảo an toàn và giữ vệ sinh cho lò.

Hải sản

Các loại động vật có vỏ cứng như tôm, cua, sò, ốc, hến... khi cho vào lò vi sóng hâm nóng, sẽ có mùi như cao su. Khi nấu lại nhiều lần, chúng sẽ không còn đầy đủ chất dinh dưỡng và mất hết vị ngon của hải sản.

Ngoài ra còn có những loại thực phẩm thường dùng như: Rau cần tây; Củ cải trắng; Khoai tây và nấm; Rau bina; Củ dền; Cải bó xôi; Ớt Nho,...

Lưu ý khi nấu ăn bằng lò vi sóng

  • Nướng trứng còn nguyên vỏ trong lò có thể gây nổ, gây bẩn lò kể cả khi lò đã ngưng hoạt động.

  • Những thực phẩm có vỏ dày như khoai tây, táo, bí hay hạt dẻ phải được lột vỏ trước khi cho vào lò. Cần đập vỏ hoặc cắt những thức ăn có bọc kín hoặc thức ăn có lớp da dày, mở nắp hoặc gỡ nút chai trước khi nấu.

  • Thịt cá rã đông bằng lò vi sóng không nên đưa lại vào tủ lạnh bảo quản. Cách tốt nhất là làm chín thực phẩm đã rã dông rồi hãy đưa vào tủ lạnh.

  • Các loại dầu như dầu ôliu không thể làm nóng trong lò vi sóng vì các phân tử của nó thiếu sự phân cực trong nước. Đây là lý do vì sao mà bơ đông lạnh thường khó được rã đông trong lò vi sóng.

  • Không dùng các hộp làm bằng chất dẻo đựng thực phẩm bán sẵn, các hộp xốp, bao giấy nâu vì hóa chất độc từ các thứ này khi nóng có thể lẫn vào thức ăn.

  • Không dùng lò vi sóng để sấy khô khăn tay, khăn bàn... vì có thể làm cháy vải và gây hỏa hoạn.

  • Luôn luôn dùng đồ nấu lớn hơn món ăn để khỏi tràn ra ngoài.

Trên đây là một số loại thực phẩm bạn không nên hâm lại bằng lò vi sóng. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã có thêm một phần kiến thức để tăng thêm kinh nghiệm trong công việc nội trợ và bảo vệ sức khỏe mọi người trong gia đình nhé!

> Xem thêm: Cách vệ sinh lò nướng đơn giản mà cực sạch
>> Xem thêm: Giới thiệu lò nướng Chefs
>>> Xem thêm: Lò nướng chefs có tốt không?

Third slide