Tìm hiểu về máy rửa bát độc lập và máy rửa bát âm tủ

Đăng lúc: 09/11/2021

Các loại máy rửa bát phổ biến hiện nay

Dựa theo kiểu dáng thiết kế và vị trí lắp đặt, người ta chia máy rửa chén bát thành 3 loại: Máy rửa bát âm tủ, máy rửa bát chén bát độc lập và máy rửa chén để bàn.

Máy rửa bát âm tủ: Là dòng máy rửa chén bát được thiết kế theo dạng cánh cửa tủ, hoặc ngăn kép và nó được lắp đặt âm vào tủ bếp, kệ bếp; với kích thước khoảng 60cm (rộng) x 82cm (cao) x 60cm (sâu) giúp tiết kiệm diện tích sử dụng. Vì vậy bạn phải tính toán kỹ lưỡng kích thước của máy trước khi mua để phù hợp với không gian bếp.
Do có công suất lớn (có thể rửa 12 - 14 bộ bát đĩa), thiết kế sang trọng, hiện đại và được trang bị nhiều tính năng cao cấp nên giá bán của máy rửa chén âm tương đối cao, có thể lên tới vài chục triệu đồng.

Máy rửa bát độc lập: Là dòng máy rửa chén bát có thiết kế dạng tủ đứng với kích thước lớn, loại máy này có thể lắp độc lập bên ngoài hoặc tháo lắp để đặt âm trong tủ bếp. Kích thước máy rửa bát độc lập thường là 60cm (rộng) x 85cm (cao) x 60cm (sâu).
Ngoài ra, chúng còn có hệ thống 2 - 3 khoang cửa, có thể rửa được 12 - 16 bộ bát đĩa, rất phù hợp cho những gia đình đông người, không gian rộng rãi và hiện đại.

Máy rửa bát để bàn: Là dòng máy rửa chén bát mini, kích thước nhỏ gọn chỉ khoảng 30 - 45cm, theo bề ngang và thường chỉ có 1 ngăn. Máy rửa chén để bàn có khả năng rửa được 6 bộ bát đĩa và một số vật dụng nhỏ khác. 

Tuy nhiên, phù hợp nhất với các gia đình người Việt hơn cả là loại máy rửa bát âm tủ và máy rửa bát chén bát độc lập. Hãy tìm hiểu kỹ hơn về 2 loiạ máy rửa chén bát này nhé!

Máy rửa bát âm tủ

Hiện nay, máy rửa chén âm tủ có 2 dạng là: Máy rửa chén âm tủ toàn phần và máy rửa chén bán phần.

  • Máy rửa bát toàn phần: Là loại máy được thiết kế với vị trí lắp đặt hoàn toàn chìm bên trong tủ bếp. Mặt trước sẽ không thấy cánh cửa máy mà thay vào đó là cánh tủ bếp để đồng bộ toàn bộ tủ bếp. Bộ phận cảm ứng điều khiển nằm ở phần tay nắm cửa và khi mở tủ bếp bạn mới có thể nhìn thấy nó.

  • Máy rửa bát bán phần: Là dòng máy có thiết kế phần thân máy lắp chìm vào bên trong còn cửa máy sẽ được giữ nguyên và thấy rõ ở bên ngoài. Đồng thời, bảng điều khiển cũng nằm ở bên ngoài và dễ dàng nhấn nút điều khiển mà không cần mở ra bên trong như máy rửa bát toàn phần.

Ưu điểm của máy rửa bát âm tủ:

  • Thiết kế sang trọng, tinh tế , đem lại sự đồng bộ, tạo điểm nhấn và làm tăng sự thẩm mỹ cho căn bếp.

  • Dung tích, kích thước lớn. Hạn chế tình trạng bị va đập với nhau hay trầy xước gây hư hỏng đồ đạc.

  • Độ ồn thấp, chỉ từ 44dB - 47 dB.

  • Là dòng máy cao cấp, có nhiều chức năng đa dạng khác nhau: rửa sâu, rửa nhanh, rửa hỗn hợp...

  • Tiết kiệm điện nước

  • An toàn cho trẻ nhỏ

Nhược điểm của máy rửa bát âm tủ:

  • Chọn kích thức phù hợp với bếp. Đo đạc cẩn thận trước khi lắp

  • Giá thành cao hơn các dòng khác.

  • Phù hợp hơn với không gian bếp rộng, mẫu nhà bếp hiện đại.

  • Cần sử dụng sản phẩm chuyên dụng (tẩy rửa) cho máy rửa bát. 

Máy rửa bát độc lập

Ưu điểm: 

Kích thước của loại máy này khá tương đồng với máy âm tủ và được ưa dùng rất nhiều trong các căn hộ hiện nay.

Tính toán lắp đặt đơn giản, không kén chọn không gian bếp và không cũng cần thiết kế chỗ đặt riêng như loại máy âm tủ, có thể đặt máy ở nhiều vị trí khác nhau trong không gian bếp.

Nhược điểm: Máy có kích thước lớn, chiếm nhiều không gian, việc di chuyển máy cũng khó khăn hơn. 

Tổng kết: Tủ bếp của các gia đình Việt đa phần được thiết kế theo kiểu cổ điển, rất ít nhà có khoang tủ thiết kế dành riêng cho máy rửa bát. Chính vì thế, máy rửa bát độc lập được sử dụng phổ biến hơn các dòng máy rửa bát âm tủ. Tùy thuộc vào phong cách thiết kế không gian bếp của gia đình, bạn có thể lựa chọn cho mình một chiếc máy rửa bát phù hợp nhất.

>>> Tìm hiểu thêm:
Cách vệ sinh máy rửa chén bát đơn giản
Máy rửa bát có tốn điện nước không?
Kích thước của máy rửa bát thông dụng hiện nay

Third slide