Nguyên nhân bếp từ bị rò điện và cách khắc phục?

Đăng lúc: 30/06/2021

1. Bếp từ bị rò điện do mặt bếp từ bị nứt hoặc vỡ

Mặt bếp từ thường được làm từ chất liệu cách điện: ceramic, kính chịu nhiệt, kính schott. Nhờ mặt bếp cách điện, sử dụng bếp từ rất an toàn vì không gây điện giật hay bỏng tay.

Tuy nhiên, khi mặt kính bếp từ bị vỡ, các vi mạch điện bên dưới mặt kính sẽ không còn được ngăn cách khỏi các vật dụng khác, từ đó sinh ra hiện tượng rò điện. Khi sử dụng các loại nồi kim loại, khả năng bị điện giật là rất cao.

Cách khắc phục: Bạn không nên đặt các vật nặng lên mặt bếp từ, cẩn thận khi di chuyển bếp để tránh hư hỏng mặt bếp.

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối, bạn không nên sử dụng bếp từ đã bị vỡ mặt kính mà phải thay mới mặt bếp tại trung tâm bảo hành, hoặc mua một chiếc bếp từ khác.

2. Dây điện bị nứt, hở

Dây điện bếp từ mặc dù được bọc bởi một lớp cách điện chắc chắn, nhưng qua quá trình đun nấu, sử dụng lâu ngày, lớp cách điện rất dễ bị nứt hoặc hở.

Những nguyên nhân khách quan như thời tiết khô nóng, chuột và côn trùng gặm cắn, cũng có thể khiến lớp bọc dây điện bếp từ mau chóng hư hỏng, để lộ dây dẫn điện bên trong.

Cách khắc phục: Đối với vết nứt nhỏ, bạn có thể dùng băng keo cách điện quấn chặt xung quanh vết nứt để cách điện. Bạn nên quấn thành nhiều vòng để đảm bảo không có hiện tượng rò rỉ điện. Tuy nhiên, nếu vết nứt dài và mở rộng, bạn nên thay dây dẫn điện mới để đảm bảo an toàn cho chính mình.

3. Thân bếp bị gỉ sét

Thân bếp từ làm bằng nhựa nhưng nếu có ốc vít bằng kim loại hay viền kim loại sơn tĩnh điện để tăng tính thẩm mỹ cho bếp, đồng thời đảm bảo an toàn cho người sử dụng, tránh điện giật.

Tuy nhiên trong quá trình nấu ăn, các cặn thức ăn, dầu mỡ và nước bám vào thân bếp từ làm cho lớp sơn tĩnh điện bị bong tróc, gỉ sét sẽ gây rò rỉ điện.

Cách khắc phục: Sau khi nấu ăn bằng bếp từ, bạn nên vệ sinh bếp từ sạch sẽ. Nếu lớp sơn bên ngoài bếp từ bị gỉ sét, bạn nên đưa bếp đến trung tâm bảo hành để sơn lại hay không động vào bộ phận này của bếp.

4. Lắp đặt an toàn cho bếp từ hạn chế bị rò rỉ điện:

Bếp từ là thiết bị điện có công suất cao nên cần lắp đặt an toàn để hạn chế tình trạng rò rỉ điện. Đối với những chiếc bếp từ có công suất lớn từ >=4000W người dùng lưu ý khi lắp đặt nên sử dụng thêm cầu dao, dây điện 3mm và dây tiếp đất để đảm bảo an toàn. Vì:

DC 30A: Là loại cầu dao tự động ngắt khi có sự cố trong đường điện nằm trong hệ thống mà aptomat điều khiển như: tự động ngắt khi có sự cố rò rỉ điện, tự động ngắt khi có người lỡ tay chạm vào dòng điện và tự động ngắt khi dòng điện quá tải.

Dây điện Φ 3m: Đây là loại dây điện có công suất chịu tải phù hợp với các thiết bị điện gia dụng, đảm bảo chất lượng điện sinh hoạt cho nhà ở, mang hiệu quả tốt và an toàn cho người sử dụng.

Dây tiếp đất: Nối đất hay còn gọi là tiếp địa, hoặc dây tiếp đất là một trong những phương pháp phổ biến nhất để giải quyết vấn đề rò rỉ điện bên ngoài các thiết bị điện, điện tử.

Tham khảo một số bếp từ sau tại Bếp Tia Chớp Xanh: 

>>Bếp từ DMESTIK

>> Bếp từ CHEFS

>> Bếp từ TEKA

>> Bếp từ BATANI

>> Bếp từ GORENJE

>> Bếp từ NAPOLIZ

Third slide