Cách sử dụng bếp điện từ cơ bản cho người mới sử dụng

Đăng lúc: 30/11/2021

I. Tổng quan và các bước sử dụng cơ bản bếp điện từ

Bếp điện từ là bếp điện, hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện và từ trường, có khả năng tiết kiệm điện năng tốt và nấu chín thức ăn nhanh chóng.

Lợi ích của bếp điện từ:

  • Tiết kiệm thời gian nấu nướng nhanh hơn lên đến 50% so với các loại bếp khác.

  • Dễ dàng và nhanh chóng vệ sinh. Đặc biệt, bếp không sinh ra khói hoặc khí CO2, CO nên đảm bảo môi trường xung quanh luôn trong lành, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng.

  • Bếp điện từ rất an toàn, không gây ra tình trạng chảy nổ, không gây giật điện. Hơn nữa, bếp có chế độ khóa trẻ em, tự động ngắt,...

Các bước sử dụng bếp điện từ cơ bản nhất

Bước 1: Đặt nồi thức ăn giữa mặt kính bếp

Trước khi sử dụng, bạn nên đặt nồi nấu ăn ngay giữa mặt kính của bếp. Điều này sẽ hạn chế đáy nồi không ổn định khi sôi và tránh va đập gây bể mặt kính.

Lưu ý: Không được để mặt bếp ẩm ướt, nên lau khô mới đặt nồi thức ăn lên và không đặt nồi rỗng lên bếp để tránh hỏng nồi hoặc nguy hiểm gây cháy.

Bước 2: Cắm điện, bếp sẽ phát ra tiếng “bíp” thông báo máy đã sẵn sàng

Sau khi cắm điện vào, bếp sẽ phát ra tiếng "bíp" (thông báo máy đã sẵn sàng). Đây cũng là điều kiện đầu tiên để bạn bắt đầu sử dụng bếp để nấu ăn.

Bước 3: Nhấn nút ON/OFF để mở/tắt bếp: Sau khi cắm điện vào, bạn nhấn nút ON (bật) để bắt đầu nấu thức ăn. Sau khi nấu xong bạn nhấn nút OFF (tắt) bếp.

Bước 4: Chọn chức năng nấu.

Để chọn chức năng nấu, bạn nhấn MENU > FUNCTION để chọn chức năng nấu được cài đặt sẵn, ví dụ như:

  • BBQ: Để nướng thịt.

  • Stir Fire: Chiên xào.

  • Hot Pot/Chafing: Nấu lẩu.

  • Soup: Nấu canh.

  • Boil: Nấu nước.

Bước 5: Điều chỉnh nhiệt độ và công suất nấu phù hợp

Tùy món ăn mà bạn cần sử dụng lửa lớn và lửa nhỏ khác nhau, lúc này bạn cần chỉnh nhiệt độ mặt bếp về nhiệt độ thích hợp.

Lưu ý: Nhiệt độ khi nấu là một trong những yếu tố giúp món ăn của bạn trở nên ngon hơn.

Bước 6: Sau khi nấu xong ấn nút OFF để bếp ngừng hoạt động

Sau khi nấu ăn xong, bạn nhấn nút OFF (tắt) để tắt bếp, ngày sau đó bếp sẽ ngừng hoạt động. Sau đó, bạn chờ cho cánh quạt tản mát bếp ngừng chạy rồi mới rút dây điện ra.

II. Mẹo sử dụng bếp điện từ an toàn, hiệu quả

- Không nên tắt nguồn điện ngay sau khi sử dụng: Sau khi nấu chín thức ăn, lúc này nhiệt độ của bếp vẫn đang duy trì ở mức cao. Nếu bạn rút điện ra ngay sẽ ảnh hưởng đến quạt tản nhiệt sẽ không hoạt động, ngăn cản luồng khí lưu thông, sẽ dẫn đến tình trạng chập mạch và bếp sẽ bị hỏng.

- Nên sử dụng ổ cắm điện riêng để đảm bảo an toàn khi sử dụng: Đặc điểm của bếp điện từ là công suất lớn lên đến 6000W (tùy loại bếp điện từ), bạn cần chú ý đến nguồn điện để tránh tình trạng gây chập cháy do quá tải trong quá trình sử dụng. Do vậy, bạn có thể dừng ổ cắm điện riêng để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

- Chọn bếp điện từ ở chế độ nhiệt thích hợp với nhu cầu: Mặc dù bếp có bề mặt cách điện cũng như chịu nhiệt ở nhiệt độ cao. Tuy nhiên bạn không nên nấu ở nhiệt độ cao trong thời gian dài vì nguồn điện cung cấp nhiệt năng cho bếp sẽ bị quá tải, nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới nứt mặt bếp và giảm tuổi thọ của bếp. Do vậy, khi nấu thức ăn bạn nên chọn nhiệt độ phù hợp.

- Không nên để thức ăn và nước tràn trên mặt bếp: Trong trình sử dụng bếp, bạn nên hạn chế tình trạng thức ăn hoặc nước tràn ra mặt bếp, vì mặt bếp được thiết kế từ mặt kính hoặc mặt đá, nên khi bị sốc nhiệt đột ngột sẽ xảy ra tình trạng nứt mặt bếp, đồng thời sẽ làm giảm tuổi thọ sử dụng của mặt bếp.

- Vệ sinh bếp điện từ đúng cách để đảm bảo an toàn: Muốn vệ sinh bếp điện từ, bạn nên để mặt bếp nguội hẳn, sau đó dùng khăn mềm và ẩm, có thể thêm một ít nước rửa chén hoặc nước vệ sinh chuyên dụng để lau mặt bếp.

>>> Tìm hiểu thêm
Tìm hiểu các loại mặt kính bếp từ
Mẹo để chọn bếp từ phù hợp theo số người trong gia đình

Third slide