7 Suy nghĩ sai lầm phổ biến về máy rửa bát

Đăng lúc: 22/11/2021

1. Máy rửa bát làm tốn nước

Suy nghĩ đầu tiên trong đầu các bà nội trợ là máy rửa bát sẽ tốt rất nhiều nước, vì thế xả mới sạch. Đây là suy nghĩ sai lầm phổ biến nhất.

Một máy rửa đạt chứng nhận Energy Star có thể chỉ tốn khoảng 11 lít nước, bằng khoảng một phần ba lượng nước so với rửa bằng tay cho lượng bát, cốc tương đương. Các máy đạt chứng nhận này cũng được hội đồng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên Mỹ đánh giá tiết kiệm được khoảng 18.900 lít nước mỗi năm cho một gia đình.

Sự thật là, các thử nghiệm cho thấy người dùng có thể tốn khoảng trên 30 lít nước với gia đình khoảng 4 người ăn trở lên. Nếu công đoạn tráng khoảng 2 đến 3 lần và sử dụng kiểu xả đầy bồn rửa, lượng nước tiêu thụ có thể lên đến 100 lít. Máy rửa bát tiết kiệm nước hơn nhiều do nước được phun với áp lực lớn, điều kiện nhiệt độ cao và tập trung hơn.

Ngày nay, máy rửa bát ngày càng tiết kiệm nước hơn nhờ công nghệ và tiêu chuẩn mới

Đọc thêm: Máy rửa bát có tốn điện nước không?

2. Máy rửa bát gây tốn điện năng

"Hiện đại thì hại điện", đây là quan niệm ngay cả nhiều người dùng hiểu sai về những chiếc máy rửa bát.

Để có bát đũa sạch hoàn toàn, máy rửa bát cần phải sử dụng nước nóng, điện năng tiêu thụ vì vậy phải tính bao gồm cả chi phí cho máy nước nóng. Thực tế, nếu rửa bằng tay, để sạch thì bạn vẫn cần nước nóng mà.

Với máy rửa bát, hầu hết đều có bộ phận sưởi bên trong giúp làm ấm nước hiệu quả hơn máy nước nóng. Còn chưa kể các máy có chứng nhận Energy Star có thể tiết kiệm một nửa chi phí so với rửa bằng tay thông thường kết hợp dùng máy nước nóng.

Tại Việt Nam, không nhiều người có thói quen sử dụng nước nóng để rửa bát hoặc nếu có, chỉ là khi sử dụng vào mùa lạnh để trôi vết bám bẩn như dầu mỡ.

3. Phải tráng rửa trước khi cho bát đĩa vào máy rửa bát

Tất nhiên là bạn không cần phải làm như thế. Tráng rửa trước khi cho vào máy rửa bát chỉ khiến bạn mất thêm nước, công sức và thời gian. Để loại bỏ những thức ăn thừa, chúng ta có thể dùng thìa dĩa để gạt bỏ chúng. Máy rửa sẽ thực hiện hết các công việc còn lại

4. Cứ xếp bát đĩa vào máy rửa bát là được

Bạn cần đảm bảo khoảng cách thích hợp giữa các món đồ, nếu không hệ thống phun nước sẽ không thể nào tiếp cận tới từng chiếc đĩa, bát bẩn. Đây là điều khá quan trọng khi sử dụng máy rửa bát.

Các loại cốc và ly nên được xếp trong giá trên cùng, cần đảm bảo chúng không va chạm vào nhau, dễ gây vỡ. Trong phần để dao kéo, nên đảo chiều các tay cầm dao kéo để có các khe hở cho nước chảy vào và không khiến kẹt đồ. Các loại đĩa to nên nằm ở hai bên của giá cuối cùng để không cản trở việc phân phối chất tẩy rửa trong toàn bộ máy.

5. Máy rửa bát làm han gỉ dao, dĩa

Hoàn toàn sai!

Trên thực tế, dao dĩa của bạn không tạo ra công đoạn oxy hóa. Mà là hiện tượng oxy hóa khác được sản sinh khi để vật dụng kim loại trong môi trường ẩm ướt. Điều này có nghĩa là khi mà bạn đặt một vật thép không rỉ vào máy rửa chén. Ví dụ dao cạo khoai tây, vết gỉ sẽ chuyển qua những vật dụng khác trong quá trình rửa.

Chúng tôi có một bí kíp giúp bạn: Hãy đặt một miếng nhôm vào giỏ đựng dao dĩa. Bạn sẽ thấy miếng nhôm này hấp thụ hết các vết rỉ.

6. Không thể rửa chảo và nồi lớn vào máy rửa bát

Máy rửa bát hoàn toàn có thể rửa rất hiệu quả kể cả chảo nồi lớn hay nhỏ.

Điều cần làm là bạn đặt cạnh giỏ phía dưới máy, tay phun nước của máy không bị vướng, việc này bạn cũng sẽ rửa sạch đồ bếp của chúng ta.

7. Giá tiền chất tẩy rửa ảnh hưởng tới chất lượng làm sạch

Giá cả không phải vấn đề chính mà là chất lượng của chấy tẩy rửa. Sau một thời gian sử dụng dài, chất tẩy rửa kém chất lượng có khả năng làm phai màu bát đũa và có thể sẽ khiến những vật dụng này ám màu nâu nhạt. Lý do của điều này là do phế phẩm của dung dịch muối được tìm thấy ở chất tẩy rửa chất lượng kém, và thường rẻ. Để giữ đồ bếp từ của chúng ta luôn sáng bóng, sạch sẽ như mới, bạn nên dùng chất tẩy rửa chất lượng.

>> Tìm hiểu thêm:
Cách vệ sinh máy rửa chén bát
Kích thước của máy rửa bát thông dụng hiện nay

Third slide