7 nguyên tắc cần nhớ khi sử dụng lò vi sóng

Đăng lúc: 22/06/2022

1. Không hâm nóng thức ăn quá lâu trong lò vi sóng

Nhiều người thường có thói quen hâm nóng thức ăn rồi để vậy trong lò vi sóng mà không lấy ra thưởng thức liền. Lò mặc dù đã được tắt nhưng hơi nóng thì vẫn sẽ còn, nếu bạn vẫn để thức ăn trong đó thì nó vẫn sẽ tiếp tục chịu một lượng nhiệt cho đến khi bên trong lò nguội hoàn toàn. Khi hâm nóng quá lâu có thể khiến cho thức ăn bị phân hủy, cháy và trở nên độc, gây hại cho cơ thể.

Thông thường hâm nóng 1 tô canh thường mất từ 3 - 7 phút. Vì thế, mỗi khi xác định đã hâm nóng thứ gì thì hãy thực hiện vừa đủ thời gian cho từng món ăn, lấy ra và ăn liền các bạn nhé.

Chỉ nên hâm nóng thức ăn ở thời gian vừa đủ

2. Không dùng vật dụng bằng nhựa trong lò vi sóng

Hiện nay vẫn có một số chất liệu nhựa mà bạn có thể đưa vào lò. Tuy nhiên, để mua được vật dụng được làm bằng nhựa chuyên dụng thì bạn cần phải đi đến những nơi uy tín để được tư vấn và chọn mua chính xác. Tuy nhiên, với xu hướng sử dụng đồ nhựa bình thường thì khi đưa vào lò và quay sẽ gây ra một số nguy hại. Đồ nhựa nếu sử dụng trong lò vi sóng sẽ bị biến dạng, chưa kể trong quá trình đó, chất nhựa nóng chảy ra sẽ bám vào thức ăn gây hại cho cơ thể bạn.

>>>Xem ngay: Những lưu ý khi đặt vật dụng vào trong lò vi sóng

3. Không đưa vật dụng bằng kim loại vào lò vi sóng

Đây là điều mà bạn hết sức lưu ý khi sử dụng. Kim loại được xem là chất cấm đối với lò vi sóng. Các vật dụng kim loại như chén, đĩa, muỗng khi cho vào lò vi sóng có thể phát ra tia lửa điện phản xạ qua lại bên trong lò rất dễ gây cháy nổ. Thực tế là đã có rất nhiều vụ việc vì không chú ý cách sử dụng mà đưa vật dụng kim loại vào, hậu quả là lò đã phát ra tia điện gây nguy hiểm cho mọi người.

4. Không đưa vào tủ lạnh những thực phẩm được rã đông bằng lò vi sóng

Vẫn có trường hợp thực phẩm sau khi được rã đông bằng lò vi sóng thì được đưa lại vào trong tủ lạnh vì sự thay đổi nhu cầu chế biến. Điều này được khuyến khích không nên làm thường xuyên.

Lò vi sóng chỉ dùng nhiệt độ thấp để rã đông lớp bên ngoài của thực phẩm. Lúc này, vi khuẩn cũng bắt đầu xuất hiện. Dù bạn có đưa thực phẩm vào tủ lạnh thì cũng chỉ làm tạm dừng sự phát triển của vi khuẩn chứ không phải tiêu diệt nó. Cách tốt nhất sau khi rã đông là phải chế biến thực phẩm ngay.

5. Không dùng đồ đậy nắp với các chất lỏng khi hâm nóng trong lò vi sóng

Điều này cũng khá dễ hiểu, ngay cả khi bạn đun sôi nước trên bếp, nếu bạn để nước sôi sùng sục và đậy nắp lại thì nước cũng sẽ bị trào ra. Và trong lò vi sóng cũng thế, khi gia nhiệt chất lỏng nóng lên nên áp suất bên trong cũng nóng lên, nếu dùng các đồ đậy nắp thì có thể làm nứt vỡ. Ngay cả khi gia nhiệt các thức ăn đựng trong hộp, bạn cũng phải nhớ chọc một lỗ của vỏ hộp để thoát khí, tránh thức ăn bắn ra làm bẩn lò.

6. Tránh dùng túi nilon bao gói thực phẩm trong lò vi sóng

Túi nilon nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với đồ ăn, đặc biệt là đồ nóng. Bạn không nên bọc nilon trực tiếp vào đồ ăn và cho vào lò, bởi vì nếu có hiện tượng quá nhiệt, bao sẽ bị chảy nhựa và bám dính vào thức ăn, không đảm bảo an toàn cho sức khoẻ. Cách tốt nhất là đựng thức ăn trong bát rồi dùng nilon phủ bên ngoài chứ không nên để bao nilon bám trực tiếp vào đồ ăn. Làm như vậy, bạn sẽ giữ kín được hơi và thức ăn được nóng đều.

Không để túi nilon bám trực tiếp vào thức ăn

7. Không nên quay, rán thức ăn trong lò vi sóng

Trong quá trình quay, rán với nhiệt độ cao, dầu mỡ dễ bị bắn ra xung quanh lò dễ gây lửa. Nếu lỡ như bên trong lò vi sóng bị cháy, bạn không được mở cửa lò ngay mà phải rút ổ cắm ra trước rồi mới mở cửa.

Trên đây là 7 điều mà bạn cần nhớ khi sử dụng lò vi sóng để đảm bảo hiệu quả chất lượng món ăn và sự an toàn cho các thành viên trong gia đình. Hiện nay, Bếp Tia Chớp Xanh vẫn đang cung cấp các mẫu lò vi sóng âm chất lượng. Hãy liên hệ ngay để được tư vấn cụ thể.

>>>Có thể bạn quan tâm: So sánh tính năng nướng của lò nướng và lò vi sóng

Third slide