7 bước tẩy dầu mỡ trên máy hút mùi sạch bong như mới
Đăng lúc: 08/09/2021

Đăng lúc: 08/09/2021
Đầu tiên, bạn cho dầu ăn ra giấy thấm và chà trực tiếp lên bề mặt máy hút mùi. Thực hiện lau đi lau lại nhiều lần để dầu ăn có thể hòa tan và đánh bay các vết bẩn. Sau đó, sử dụng khăn khô lau sạch lại. Với cách làm rất đơn giản này, bạn đã loại bỏ được các chất bẩn cũng như dầu ăn có trên máy hút mùi của mình đấy!
Nghe có vẻ lạ nhưng thực chất đây được xem là một cách “lấy độc trị độc” hữu hiệu được sử dụng hiện nay. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng nước rửa bát để làm sạch các vết dầu ăn trên máy hút mùi. Nước rửa bát sẽ loại bỏ hoàn toàn các chất bẩn cũng như dầu ăn còn sót lại.
Bước đầu tiên trong việc vệ sinh máy hút mùi là tháo bộ lọc. Đây là bộ phận chính của máy nên bạn phải thật cẩn thận. Sau khi đã tháo bộ lọc, bạn sẽ thấy tất cả các bộ phận khác của máy cần phải vệ sinh tiếp theo.
Lưu ý, bạn cần xem xét cẩn thận mặt dưới của bộ lọc và chọn phương thức vệ sinh phù hợp nhất.
>>> Tìm hiểu: 7 sai lầm phổ biến khi sử dụng máy hút mùi bạn nên tránh
Bạn nên thường xuyên kiểm tra và làm sạch lỗ thông hơi từ máy hút ra bên ngoài. Bởi dầu mỡ có thể tích tụ lại trong lỗ thông hơi này, điều này làm suy giảm chức năng của máy. Ngoài ra nó nếu tích tụ 1 lượng lớn, nó dễ dàng gây hỏa hoạn, hãy kiểm tra thật kỹ nhé.
Công đoạn ngâm với nước rửa bát giúp các vết bám bẩn nhanh bong tróc trước khi bạn cọ. Điều đó giúp bạn đỡ vất vả khi cọ rửa hơn. Tuy nhiên, tấm lọc mỡ thường là bộ phận bẩn và khó vệ sinh nhất của máy hút mùi. Bởi quá trình tích tụ đầu mỡ, hơi nước, bụi bẩn, theo thời gian, nên những tấm lọc khó có thể làm sạch bong được.
Bạn nên nhấn chìm các bộ lọc vào nước nóng, nước càng nóng sẽ càng tốt. Vì nó sẽ giúp loại bỏ dầu mỡ và các mảnh thức ăn bị bám lên một cách nhanh hơn. Bạn dùng bồn rửa để ngâm bộ lọc, nếu có điều kiện dùng một cái xô để đảm bảo nước ngậm bộ lọc.
Bộ phận nào được ngâm trước sẽ chuyển sang các bước vệ sinh tiếp theo. Sau đó tiếp tục thực hiện với các bộ phận còn lại.
Bạn hãy kiên nhẫn ngâm bộ lọc trong nước từ mười đến mười hai phút. Để nước nóng và xà phòng ngấm vào chúng, rửa trôi đi các mảnh vụn và dầu mỡ trên bộ lọc. Ngoài ra, đây là thời gian vệ sinh định kỳ để các bộ lọc được sạch sẽ và tăng tuổi thọ của chúng.
Trước khi bắt tay vào cọ rửa các bộ lọc, bạn nên ngâm chúng trong hỗn hợp nước nóng trộn với xà phòng rửa bát cùng với muối nở. Việc làm này sẽ giúp làm giảm độ bám dính của các vết bẩn trên bộ lọc. Từ đó, việc vệ sinh, chà rửa sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Sau khi hoàn thành bước kỳ cọ, chà rửa sạch sẽ các vết bẩn bám trên bộ lọc, bạn nên tráng lại chúng một lần nữa bằng nước sạch. Một lưu ý nhỏ ở đây chính là bạn nên sử dụng các loại khăn, vải có chất liệu mềm mại để lau nhẹ nhàng các vết nước còn đọng lại trên bộ lọc.
>>> Tìm hiểu thêm: Nên sử dụng máy hút mùi cổ điển hay kính cong
Cũng giống như bước tháo dỡ các bộ phận, bạn cần ghi nhớ cẩn thận vị trí của bộ lọc để có thể lắp ráp lại bộ phận này đúng như vị trí ban đầu.
Bạn nên đảm bảo rằng trí nhớ của mình chính xác vì nếu lắp sai và đưa vào hoạt động ngay sau đó, dụng cụ của bạn có thể bị hỏng hóc ngay lập tức. Trường hợp bạn không thể nhớ được thì hãy sử dụng sách hướng dẫn từ nhà sản xuất.
Bạn nên dành thời gian để vệ sinh bộ phận quạt trong máy hút bụi định kỳ. Mặc dù động cơ quạt thường có thể hoạt động tốt và khá bền trong thời gian dài nhưng để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng, bạn vẫn nên kiểm tra một lượt bộ phận này.
Nếu như đã thử cố gắng tẩy sạch mà không thấy hiệu quả, rất có thể đã đến lúc cần thay động cơ quạt trong máy hút mùi của bạn.
Đối với những gia đình thường xuyên nấu ăn tại gia, thì việc vệ sinh máy hút mùi nên định kỳ hàng tuần hoặc hàng tháng. Còn với các gia đình bận rộn, ít khi vào bếp thì cũng nên thường xuyên tháo dỡ bộ lọc trong máy hút mùi để xem tình trạng của chúng như thế nào. Ngoài ra cũng nên xem xét số lượng thành viên để biết được công suất dùng của máy. Từ đó, bạn có thể nhanh chóng đưa ra các hướng xử trí cho phù hợp.
>>> Xem thêm: [Review] Top 5 máy hút mùi tốt và giá rẻ nhất hiện nay
>>> Xem thêm: Dùng bếp từ hay bếp ga tốt hơn