6 nguyên nhân lò vi sóng bị nhiễm điện và cách khắc phục

Đăng lúc: 19/09/2021

 1. Lò vi sóng đặt ở nơi quá ẩm.

Một trong những lỗi nguy hiểm nhất là lò vi sóng bị rò điện, hở điện, khi cham vào sẽ có cảm giác giật tay tê tê. Khi phát hiện bạn nên ngắt nguồn điện ngay lập tức và tiến hành kiểm tra sửa lò vi sóng bị rò điện trước khi tiếp tục sử dụng lại. Khi lắp đặt lò vi sóng, nhất là dòng âm tủ phải đảm bảo hộc tủ thông thoáng, không quá gần nguồn ẩm để tránh những lỗi vặt xảy ra. Khi đặt lò vi sóng dưới đất hoặc nơi quá nhiều độ ẩm như gần tủ lạnh, máy giặt….có thể bị nhiễm điện, phát nổ gây nguy hiểm trực tiếp cho người dùng.

Cách khắc phục: Khi mới mua về, bạn cần đặt lò ở một nơi cao ráo, thoáng mát và cách đất, tránh xa các thiết bị điện tử, bếp ga, tủ lạnh,… các nơi không bị nước bắn vào… bởi nhiệt và hơi nước có thể làm linh kiện lò bị hư hỏng hoặc công năng suy giảm.

+ Không nên vận hành lò cùng lúc với nhiều vật dụng có công suất lớn khác như bếp điện, bàn ủi… 
+ Không nên bật lò vi sóng trong phòng có điều hòa nhiệt độ. Nên đặt lò cao hơn nền nhà tối thiểu 80cm, cách tường 10-15cm, cách trần ít nhất 40 cm để thông gió.
+ Không đặt lò vi sóng gần tivi hoặc radio vì có thể gây nhiễu hình ảnh và âm thanh của các thiết bị đó. Vị trí đặt tốt nhất là hãy để lò cách tivi hoặc radio tối thiểu 4m.

Xem thêm:  Mẫu lò nướng hiện đại được ưa chuộng nhất thế giới
Xem thêm: 11 chức năng của lò nướng bạn nhất định phải biết

2. Chạm tay ướt vào thành lò vi sóng.

Khi lò vi sóng hoạt động sẽ có một lượng điện nhỏ nhiễm ra bên ngoài vỏ thép hoặc inox. Bạn sẽ không cảm nhận được nếu như chạm vào khi ta khô và chân được đi giày dép. Nhưng khi tay ướt và chân không đi giày dép, bạn chạm vào sẽ cảm thấy tê tê.  Đây là hiện tượng vật lý bình thường, không gây nguy hại cho sức khỏe của bạn. Tuy nhiên việc này có thể khiến cho bạn giật mình theo phản xạ tự nhiên gây té ngã hoặc làm rơi đổ lò hoặc các vật dụng xung quanh gây nguy hiểm cho bản thân.

Cách khắc phục: Bạn cần chú ý nên để tay khô và đi dép hoặc giày cao bằng nhựa hay cao su để an toàn thêm khi sử dụng. Ngoài ra hạn chế chạm vào phần vỏ của lò khi lò đang hoạt động hay đang cắm điện, đặc biệt là các con vít gắn vỏ lò.

3. Lò vi sóng sử dụng lâu gây cong vênh hở.

Qua thời gian dài sử dụng, lò vi sóng có vỏ bị cong, vênh, hở hoặc trong khi dùng, vệ sinh bạn tự ý mở vỏ lò, tháo rời lớp bọc ngăn chặn các bức xạ vi sóng phát ra ngoài, tự sửa lò vi sóng khi không có kinh nghiệm… khi vận hành máy sau đó, điện năng có thể truyền ra ngoài làm cho lò bị nhiễm điện.

Cách khắc phục: Sản phẩm sử dụng lâu, chỉ có vỏ hỏng, thiết bị bên trong vẫn hoạt động tốt, bạn có thể đem đến tiệm sửa chữa để thay vỏ lò mới và tiếp tục sử dụng thiết bị. Nhưng nếu sản phẩm hỏng cả bên trong và bên ngoài, vận hành yếu bạn nên mua lò vi sóng âm tủ hay lò vi sóng độc lập mới vừa sử dụng an toàn hơn mà cũng giúp tiết kiệm điện năng hiệu quả cho gia đình.

4. Lò vi sóng bị rò điện do không có dây tiếp địa.

Khi sử dụng lò vi sóng mà không được tiếp địa thường có hiện tượng bị nhiễm điện, rò điện. Dây tiếp địa sẽ triệt tiêu điện bị nhiễm ở lớp vỏ để không gây nguy hiểm. Nhưng khi không có thì điện hở sẽ gây hiện tượng giật điện, gây mất an toàn cho bạn.

Khắc phục:

- Lắp đặt đầy đủ dây tiếp đất cho lò vi sóng khi mới sử dụng, chú ý thực hiện theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất.
- Tự tạo dây tiếp đất đơn giản bằng 1 đoạn dây điện, bỏ lớp vỏ nhựa ở 2 đầu. Bạn nối 1 đầu với vỏ của lò vi sóng(mở một vít phía sau lò, nối dây rồi vặn chặt lại), đầu dây còn lại nối xuống đất hoặc nối với thanh sắt bất kỳ. Nếu bạn không thể tự làm có thể nhờ thợ đến hỗ trợ xử lý.

5. Mạch điện của lò bị ẩm ướt, lớp cách điện bị giảm tác dụng.

Mạch điện bị ẩm, ướt hoặc lớp cách điện sẽ gây ra hiện tượng hở điện, điện sẽ truyền đến lớp vỏ lò vi sóng làm cho vỏ bị nhiễm điện.

Cách khắc phục: Đem đến trung tâm bảo hành để các chuyên gia xử lý, bạn không nên tự ý sửa chữa sẽ làm ảnh hưởng đến lò.

>> Tham khảo: Lò nướng Chefs EH-BO112B
>>>Tham khảo: Lò nướng Chefs BO-9090B

6. Dùng vật đựng bằng kim loại trong lò vi sóng, nấu ăn với công suất lớn lâu.

Vật đựng thực phẩm làm bằng kim loại hoặc có hoa văn là kim loại khi cho vào lò vi sóng có thể gây ra các tia lửa điện gây cháy nổ hoặc làm vỏ ngoài của lò bị nhiễm điện. Trường hợp, nấu ăn với công suất lớn thời gian dài, điện áp cao, các bức xạ trong lò không được hấp thụ hết cũng sẽ phản xạ gây ra tia lửa cũng tạo hiện tượng nhiễm điện ở lò.

Cách khắc phục: Khi nấu ăn với lò vi sóng, bạn nên sử dụng các vật đựng dùng được trong lò vi sóng và không nấu ăn trong thời gian dài để tăng độ bền sản phẩm và bảo vệ an toàn cho bạn.

Trên đây là 6 nguyên nhân làm cho lò vi sóng bị nhiễm điện ra bên ngoài vỏ lò. Có thể có trường hợp không gây nguy hại nhưng đa số đều là sự cố nguy hiểm. Vì vậy bạn nhớ lưu tâm, cẩn trọng kiểm tra kỹ càng trước mỗi khi có nhu cầu sử dụng lò vi sóng. Luôn ghi nhớ "an toàn là trên hết". 

Third slide