5 thói quen vào bếp không tốt khi sử dụng dầu ăn

Đăng lúc: 03/09/2021

1. Nấu dầu ăn ở nhiệt độ cao

Nhiều người thích xào, nấu dầu ăn ở nhiệt độ cao. Họ đã quen với việc đợi dầu trong nồi bốc khói rồi mới nấu. Cách làm này là phản khoa học. 

Dầu ở nhiệt độ cao sẽ không chỉ phá hủy chất dinh dưỡng của thực phẩm mà còn tạo ra một số peroxit và chất gây ung thư. Do đó, khi nấu nướng có sử dụng dầu, bạn nên làm nóng chảo trước rồi đổ dầu vào, chấm đầu đũa gỗ vào trong chảo, nếu thấy bong bóng sủi tăm nhỏ quanh đầu đũa bạn có thể cho thực phẩm vào xào nấu mà không cần đợi dầu bốc khói.

>>> Tìm hiểuBếp Từ Hay Bếp Ga Tiết Kiệm Hơn?

2. Dùng dầu ăn thừa để nấu món mới

Dầu ăn sau khi sử dụng thường lẫn mùi cháy khét hoặc mùi của thức ăn cũ nên nếu mang chế biến tiếp sẽ khiến món ăn bị mất đi mùi vị thơm ngon. Quan trọng hơn, việc “tái sử dụng” này còn tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe con người.

Dầu sau khi sử dụng nhiều lần ở nhiệt độ cao dễ sinh ra các chất gây ung thư như benzopyrene, andehit…

Không chỉ thế, dầu ăn thừa của các món chiên rán đã có vị của món đó, nếu tận dụng nấu món sau chắc chắn món mới sẽ bị ảnh hưởng đến hương vị. Chẳng hạn tận dụng dầu thừa của cá rán để xào rau hay nấu canh chắc chắn món rau hay canh đó sẽ có vị tanh của cá…

Cách tốt nhất nên sử dụng dầu ăn một lần, sử dụng dầu mới để nấu ăn, không nấu lại dầu ăn cũ, đặc biệt là dầu đã chiên rán ở nhiệt độ cao.

>>> Xem thêm: Chảo đơn Bauer cao cấp, Chảo từ 3 lớp tiện dụng

3. Dầu ăn để lâu

Nhiều người mua dầu ăn dạng thùng để tiết kiệm và tiện dụng (sẵn có mỗi khi hết), nhưng bạn có biết ăn dầu cất trữ trong thời gian dài có hại cho sức khỏe? Sau khi dầu ăn tiếp xúc với không khí, nó sẽ sản sinh ra peroxit, thậm chí phát triển nấm mốc, tạo ra aflatoxin - chất gây ung thư mạnh cho cơ thể con người. Vì vậy, không nên tiêu thụ dầu đã để lâu. Dầu ăn sau khi được mở nắp (chai/can dầu) và tiếp xúc với không khí chỉ nên tiêu thụ trong tối đa là 3 tháng.

Bên cạnh đó, nhiều người quen đặt một nồi dầu nhỏ cạnh bếp, rất dễ sử dụng. Dầu khi được múc ra sử dụng có thể bị chảy xuống, bám lên mặt ngoài của nồi dầu, đặc biệt là dưới đáy nồi. Lâu ngày, lượng dầu bám bên ngoài sẽ dễ bị ôi thiu, một khi nồi dầu được bắc lên bếp đun tạo ra khói dầu chứa nhiều chất gây ung thư khủng khiếp, trong đó đáng sợ nhất là glycidaldehyde.

4. Cho nhiều dầu vào món rau xào

Đối với những người có lipid máu bất thường hoặc cân nặng bất thường, chúng ta càng phải chú ý đến việc lựa chọn các loại dầu thực vật có hàm lượng axit béo không bão hòa đơn cao. Đồng thời, lượng dầu sử dụng cho họ cũng cần được kiểm soát. 

Vì vậy, lượng dầu để nấu mỗi một món rau xào không nên quá một muỗng canh. Ngoài ra, cũng nên hạn chế nấu nhiều món chiên rán, xào để hấp thụ quá nhiều dầu vào cơ thể. Cách chế biến tốt cho sức khỏe thường là luộc, hấp.

5. Dùng một loại dầu duy nhất để chế biến

Thói quen sử dụng dầu ăn gây hại tiếp theo chính là chị em chỉ dùng một loại dầu ăn duy nhất để chế biến tất cả món ăn. Tuy vậy, mỗi loại dầu ăn được sản xuất đều có tính chất và giới hạn chịu nhiệt khác nhau. Do vậy, nếu dùng loại dầu ăn không phù hợp có thể khiến món ăn kém ngon, mà đôi khi lại còn độc hại.

Đúng là dầu thực vật có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nó bổ sung cho cơ thể vitamin và các axit béo thiết yếu. Tuy nhiên, không vì thế mà bạn chỉ tiêu thụ dầu ăn, không dùng mỡ động vật (cụ thể là mỡ lợn).

Ngoài ra thói quen xấu mà rất nhiều chị em đang mắc phải, đó là đổ trực tiếp dầu ăn xuống cống sau khi sử dụng, chắc chắn không phải là cách khôn ngoan. Bởi dầu ăn ở nhiệt độ cao sẽ nóng chảy, nhưng sẽ đông lại khi ở nhiệt độ thấp và bám dính rất chặt vào bề mặt. Vì vậy, nếu đổ xuống chậu rửa hoặc cống xả sẽ tạo điều kiện để chúng bám dọc theo thành ống dẫn, lâu dần sẽ xảy ra hiện tượng đóng bánh gây nghẹt cống.

>>> Xem thêmThiết bị nhà bếp bao lâu thì vệ sinh một lần

Như vậy, Tia Chớp Xanh vừa chia sẻ 5 thói quen sử dụng dầu ăn gây hại khi vào bếp mà nhiều bà nội trợ vẫn thường gặp. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ dùng dầu ăn đúng cách hơn.

Third slide